Em ơi, Hà Nội (Cm) phố
Ta còn em mùi hoàng (D7) lan
Ta còn em mùi hoa (Gm) sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa (Cm) nhỏ
Ai đó chờ (D7) ai tóc xõa vai (Gm) mềm
Ta còn (Gm) em cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn (Cm) em nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa (D) đông
Mùa đông năm ấy
Tiếng dương cầm trong căn nhà (Gm) đổ
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông (D7) ngân
Ta còn (Gm) em một màu xanh thời gian
Từng (D7) chiều phai tóc em bay
Chợt nhòa, chợt (D) hiện
Người nghệ (Gm) sĩ lang thang hoài trên phố
Bỗng thấy (D7) mình chẳng nhớ nổi một con (Gm) đường
Ta còn (Gm) em hàng phố cũ rêu phong
Và (D7) từng mái ngói son yêu
Nao nao kỷ (Gm) niệm
Chiều Hồ (Gm) Tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng (D7) hôn về tự bao (Gm) giờ
Ta còn em mùi hoa (Gm) sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa (Cm) nhỏ
Ai đó chờ (D7) ai tóc xõa vai (Gm) mềm
Ta còn (Gm) em cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn (Cm) em nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa (D) đông
Mùa đông năm ấy
Tiếng dương cầm trong căn nhà (Gm) đổ
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông (D7) ngân
Ta còn (Gm) em một màu xanh thời gian
Từng (D7) chiều phai tóc em bay
Chợt nhòa, chợt (D) hiện
Người nghệ (Gm) sĩ lang thang hoài trên phố
Bỗng thấy (D7) mình chẳng nhớ nổi một con (Gm) đường
Ta còn (Gm) em hàng phố cũ rêu phong
Và (D7) từng mái ngói son yêu
Nao nao kỷ (Gm) niệm
Chiều Hồ (Gm) Tây lao xao hoài con sóng
Chợt hoàng (D7) hôn về tự bao (Gm) giờ
-------------------------------------
-------------------------------------------------------------------
"Em ơi, Hà Nội phố" là bài hát đầu tiên giúp tên tuổi của Phú Quang được nhiều người biết đến, đây cũng là ca khúc mang tính biểu tượng về Hà Nội, được nhiều người yêu thích.
Nhắc đến Phú Quang người ta chẳng thể nào quên những bản tình ca gắn với Hà Nội như: Im lặng đêm Hà Nội, Nỗi nhớ mùa đông, Tình khúc 24, Hà Nội ngày trở về… nhưng nổi tiếng nhất và đưa tên tuổi của Phú Quang đến với công chúng phải là bài Em ơi, Hà Nội phố. Bài hát được Phú Quang phổ nhạc năm 1986, dựa lời thơ của Phan Vũ.
Lúc sinh thời, Phú Quang từng chia sẻ bài hát Em ơi Hà Nội phố được ông sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt.
Trước đó, nhà thơ Phan Vũ viết bài thơ Em ơi, Hà Nội phố trên một căn gác nhỏ phố Hàng Bún, quận Ba Đình rất gần nhà máy điện Yên Phụ, mục tiêu đánh phá của không quân Mỹ trong những ngày Hà Nội chìm vào cơn mưa bom bão đạn năm 1972.
Thơ viết xong, Phan Vũ cất trong ngăn tủ, thi thoảng mang ra chỉnh sửa, lúc thêm, lúc bớt. Thời điểm đó, bài thơ chỉ được ông đọc cho bạn bè thân thiết nghe chứ không được công chúng biết đến.
Một buổi chiều, Phan Vũ cùng nhạc sĩ Trần Tiến và Phú Quang gặp nhau tại sân khấu ở Quận 3 -TPHCM. Biết Phú Quang người Hà Nội, nhà thơ Phan Vũ mới khoe: "Anh đọc cho Quang nghe bài này nhé!" Rồi Phan Vũ say sưa đọc bài thơ Em ơi, Hà Nội phố.
Sau khi lắng nghe Phan Vũ đọc, nhạc sĩ Phú Quang rất xúc động. Ông nói: "Anh viết cho anh mà nghe anh đọc, em cứ nghĩ anh viết cho em. Anh yên tâm, từ bài thơ này của anh, em sẽ có bài hát rất hay. Em tin nó sẽ nổi tiếng".
Phan Vũ hỏi: "Bài hát như nào? Hát thử đi!".
Và chỉ hai ngày sau, tuyệt phẩm Em ơi, Hà Nội phố ra đời. Phú Quang đã chọn ra 21 câu thơ trong số 443 câu thơ của Phan Vũ để tạo ra một bài hát để đời.
"Đó là năm 1986, tôi vừa chơi piano vừa hát cho Phan Vũ nghe. Nghe xong, Phan Vũ bảo: "Quang ơi, nhạc của em làm cho thơ anh lấp lánh lên! Anh không ngờ em làm hay thế! Anh rất cảm ơn em", cố nhạc sĩ Phú Quang từng chia sẻ với PV Dân trí trong một bài phỏng vấn.
Lúc mới ra đời ngoài những ý kiến yêu thích, bài hát cũng nhận về không ít trái chiều. Nhiều người bảo, Phú Quang viết gì mà như "sắp mất Hà Nội". Ông chỉ cười, bộc bạch:
"Đôi lúc, con người ta không biết yêu những điều nhỏ bé. Không yêu những điều nhỏ bé, sao yêu những điều lớn lao được? Nếu tôi biết yêu những con đường có bờ tường cũ rêu phong, những con ngõ nhỏ, những chiếc lá rụng, những kỷ niệm, những giọt mưa… thì mới yêu được Tổ quốc, đất nước này.
Người ta cứ thích nói những điều to lớn. Nhưng tình yêu bao giờ cũng bắt đầu từ những điều nhỏ bé. Và những mảnh ghép trong thơ Phan Vũ làm mỗi người thêm yêu Hà Nội".
Năm 1987, bài hát được phổ biến trên sóng phát thanh qua tiếng hát của ca sĩ Lệ Thu, trở thành ca khúc nổi tiếng đầu tiên của Phú Quang, đưa cái tên Phú Quang gắn với Hà Nội và được nhiều người biết đến.
Chẳng phải ngẫu nhiên Em ơi, Hà Nội phố lại được yêu thích, trở thành ca khúc "biểu tượng" của Hà Nội qua bao nhiêu thế hệ. Nhiều người đi xa thậm chí chưa một lần đặt chân đến Hà Nội, nghe những ca từ da diết trong Em ơi, Hà Nội phố cũng phải "yêu, phải nhớ". Mỗi một câu hát như đã "huyền thoại hóa" một không gian Hà Nội, làm sống lại con đường với những nếp rêu phong bám phủ.
Bản thân cố nhạc sĩ cũng từng tâm sự, ông yêu Hà Nội đến cực đoan. Chính vì thế khi phải xa quê đến 25 năm vào miền Nam lập nghiệp, nỗi nhớ Hà Nội luôn day dứt, thường trực trong ông. Khi đọc được bài thơ của Phan Vũ, mọi tâm tình, cảm xúc của ông về Hà Nội mới như được cởi bỏ.
Em ơi Hà Nội phố
Ta còn em mùi hoàng lan
Ta còn em mùi hoa sữa
Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ
Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm…
Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông
Mùa đông năm ấy tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân…
Cố nhạc sĩ từng tâm sự, Hà Nội là nơi cất giấu những quá khứ dịu dàng nhất trong ông, chẳng trách sao dù trước đó dù sinh sống ở TPHCM, Phú Quang năm nào cũng phải có những chuyến ngược xuôi về thăm Hà Nội, nhất là mỗi độ cuối thu. Về để giải quyết công việc thì ít mà về để "giải quyết" nỗi nhớ Hà Nội quắt quay trong ông thì nhiều.
Đến tận năm 59 tuổi, nhạc sĩ Phú Quang mới trở về Hà Nội sinh sống. Ông đã bị tiểu đường 30 năm nay. Những năm gần đây, sức khỏe của Phú Quang yếu hơn trước nhưng ông vẫn miệt mài làm việc, tổ chức live show.
Năm 2020, nhạc sĩ Phú Quang vinh dự nhận Giải thưởng lớn trong lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Ông cũng chính là người trẻ nhất được nhận giải thưởng này. Tuy nhiên, lúc này nhạc sĩ vẫn đang bệnh nặng nên đã không thể đến lễ trao giải để nhận giải thưởng của mình.
Hà Trang
No comments:
Post a Comment